Khám Phá Đảo Phú Quý “Trong Trẻo Như Nàng Thơ”

Phú Quý – nàng tiên vừa thức giấc của Bình Thuận được nhiều du khách bình chọn là một trong những hòn đảo tuyệt vời nhất nhờ nét hoang sơ, không gian thanh bình và những bãi biển đẹp đến nao lòng. Là một “viên ngọc thô” của ngành du lịch Việt, kinh nghiệm du lịch Phú Quý như thế nào vẫn còn là câu hỏi lớn đối với nhiều du khách.

Vậy thì chúng ta cùng nhau khám phá xem đảo Phú Quý có gì mà có thể thu hút khách du lịch đến thế nhé !

Địa điểm du lịch đảo Phú Quý

Hòn Đen

Hòn đảo đầy những tảng đá có màu đen. Khu đất rộng 23.000m2 này nằm ở phía đông bắc Phú Quý, cách bờ 100m. Bạn có thể đi bộ ra Hòn Đen. Hòn đảo này được gọi là Đảo Đen vì nó chỉ được tạo thành từ những tảng đá đen.

Những tảng đá sáng bóng và có nhiều hình dạng khác nhau được xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên. Nước ở Hòn Đen trong như pha lê. Hãy thả hồn ngắm nhìn làn nước nơi đây khi du lịch đảo Phú Quý.

Vũng Phật

Phú Quý

Mỗi khi đi ngang qua đảo Hòn Tranh, người dân hòn thường nhắc đến truyền thuyết xưa kể về sự tích Vũng Phật. Đó là một vũng đá trũng màu nâu đỏ, người dân Phú Quý cho rằng, khi chùa Linh Quang bị cháy, tượng Phật bị thiêu rụi, vùng đá này có một hòn linh thạch dáng Phật nổi lên.

Ngư dân đã đưa đá về tạc tượng Phật, đặt tại chùa Linh Quang. Vũng Phật đến giờ vẫn là chỗ dựa tinh thần của ngư dân khi ra khơi đánh bắt. Ở đây còn lưu giữ những dấu tích do núi lửa phun trào, tạo nên một khung cảnh độc đáo và hấp dẫn cho các du khách thích khám phá.

Bờ Kè Lăng Cô

Bờ kè Phú Quý hay bờ kè Lăng Cô nằm trên bờ biển thuộc thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, được xây dựng để chắn sóng giúp ngư dân dễ dàng mưu sinh trên biển.

Từ những tảng xi măng khô cứng, thô sơ bờ kè Phú Quý từ khi được sơn những màu sắc nổi bật như: hồng, vàng, xanh dương, xanh lá…bỗng trở nên mềm mại và dễ thương hơn. Ngồi trên những tảng đá khổng lồ tận hưởng những làn gió biển lồng lộng mang theo hương vị  của biển cả thổi qua và ngắm những con sóng xô đẩy nhau tạo nên những âm thanh độc đáo

Ngoài ra, gần bờ kè chắn sóng Lăng Cô còn có một bãi Ngũ Phụng nhỏ xinh nhưng ít đá với nước biển trong veo và hàng dừa xanh mướt tỏa bóng râm mát rượi giữa mùa hè sẽ cho bạn những trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ. Thậm chí, vào mỗi mùa gió lớn bạn có thể đến đây để chơi lướt ván dù siêu kích thích

Hồ cá Làng Dương

Chiếc hồ cá bỏ hoang này trên đảo Phú Quý còn được biết đến với tên gọi Ao Cá Làng Dương hay đập Gành Hang.Trước đây, khu vực này được người dân trên đảo dùng để nuôi cá mực phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán. Sau đó do không còn sử dụng. Nước dâng tràn vào tạo thành những hồ cá nhỏ như một chuỗi bể bơi lớn san sát nhau cạnh biển.

Cũng chính bởi khu vực này nằm sát biển, lại có những dãy tường bao quanh cho nên khung cảnh càng trở nên kỳ lạ và hấp dẫn. Vũng dãy tường cũ cùng với vài ngôi nhà nhỏ tạo nên một khu “di tích cổ” cạnh bờ biển.

Tại khu vực ao cá Làng Dương này khách du lịch có thể chụp được rất nhiều ảnh đẹp. Cứ như thế dần dần ngày càng có nhiều bức ảnh chụp tại đây được ra đời. Đập Gành Hang cũng dần trở thành một trong những điểm không thể bỏ qua khi tới du lịch đảo.

Đền thờ cá Ông Vạn An Thạnh

Phú Quý

Vạn An Thạnh tọa lạc tại thôn Triều Dương (Tam Thanh, Phú Quý), được kiến lập năm 1781; tính đến nay đã trên 230 năm tuổi, với chức năng chính thờ thần Nam hải cùng chư vị Tiền hiền đã có công khai mở, kiến tạo xóm làng. Vạn đã được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vạn vẫn đứng uy nghi, sừng sững trước biển cả mênh mông, mang đậm dấu ấn đoàn kết của những lưu dân người Việt từng một thời hướng biển đi tìm sinh kế.

Đền thờ cá Ông Vạn An Thạnh trên đảo Phú Quý có một câu chuyện đặc biệt. Vào năm 1941, xác của một con cá voi được trôi dạt vào bờ và được người dân phát hiện và mai táng trọng thể. Đến Đền Vạn An Thạnh, bạn sẽ nghe được những câu chuyện đầy thú vị về hiện tượng cá voi đã giúp đỡ tàu thuyền khi gặp giông bão ngoài khơi.

Đây là một điểm đến độc đáo, nơi bạn có thể tìm hiểu về tín ngưỡng và truyền thống đặc biệt của người dân đảo Phú Quý, và cũng là nơi thể hiện lòng biết ơn và tôn kính của người dân đối với cá voi và sự giúp đỡ của nó trong cuộc sống của họ.

Bên cạnh các hoạt động nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng ngư nghiệp, vạn An Thạnh còn là nơi tổ chức những buổi sinh hoạt quan trọng của làng, xã như: hội họp, đua thuyền, tổ chức hát bội để phục vụ bà con nhân dân.

Đền thờ Công Chúa Bàn Tranh

Đền thờ Công chúa Bàn Tranh hay còn được người dân trên đảo gọi là đền thờ Bà Chúa Xứ, là ngôi đền cổ do người Chăm xây dựng từ cuối thế kỷ XVI. Đền thờ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28/01/2015.

Đền thờ công chúa Bàn Tranh còn lưu giữ 3 bia Kut thờ công chúa Bàn Tranh được tạc từ đá hoa cương màu xám xanh có niên đại khoảng 400 năm. Các di vật là hoành phi, câu đối, chiêng, trống, chuông, chân đèn, đỉnh đồng, lư hương và 5 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn phong tặng cho công chúa Bàn Tranh.

Lễ hội đền thờ công chúa Bàn Tranh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm và đây cũng là ngày giỗ Bà. Vào dịp lễ hội, Ban Quản lý đền thờ tổ chức nghi lễ thỉnh rước sắc phong của công chúa Bàn Tranh tại làng đang lưu giữ, thờ phụng sắc về đền thực hiện tế lễ.

Đoàn lễ khởi hành nghinh rước sắc phong tại làng đang giữ sắc rồi đi qua các ngõ đường trong làng, sau đó thẳng tiến về đền thờ công chúa Bàn Tranh. Khung cảnh rước sắc phong diễn ra trang nghiêm, thành kính; nhưng cũng không kém phần đông vui, nhộn nhịp hòa với âm thanh rộn rã của nhạc lễ nổi lên liên tục trên đường đi.

Vào các dịp lễ hội, còn diễn ra nhiều loại hình diễn xướng văn hóa dân gian như chèo Bả trạo, hát Bội, múa Tứ linh… là những loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của người dân đảo Phú Quý.

Chợ cá Long Hải

Chợ cá Long Hải nằm bên bờ biển Phú Quý, là nơi tập trung hoạt động buôn bán cá tươi sống của ngư dân địa phương, đặc biệt vào buổi sáng, khi những đoàn thuyền đánh cá đầy ắp trở về bờ. Với không gian rộng lớn và mùi hương đặc trưng của biển, chợ cá Long Hải tạo nên một bầu không khí sôi động và náo nhiệt.

Bạn có thể tìm thấy đa dạng loại cá tươi ngon như cá bớp, cá trích, cá thu, cá ngừ… tại đây. Điểm đặc biệt của chợ cá này chính là sự giao thoa giữa cuộc sống thường nhật của ngư dân và vẻ đẹp tự nhiên của biển cả, tạo nên một trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Chùa Linh Quang

Chùa Linh Quang được biết đến cách đây 272 năm. Nó được xem là ngôi chùa cổ nhất. Không chỉ ở phạm vi đảo Phú Quý mà còn được xem là lâu đời nhất trên các đảo ở Việt Nam.

Chùa Linh Quang hiện nay là một ngôi chùa khang trang với nhiều nét cổ kính đầy ấn tượng. Chùa gồm các khu vực như: Chánh điện, cổng Tam quan, nhà Hội quán và nhà Tăng. Phía trước chùa có cổ lầu rất cao. Trên nóc những cổ lầu này được khắc họa lưỡng long tranh châu và rồng phượng rất tinh xảo. Đây cũng chính là điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa.

Khi đến Chùa Linh Quang bạn được nhìn ngắm những hiện vật xưa cổ ở chùa. Ngoài pho tượng đồng mang dấu vết của trận hỏa hoạn thì chùa còn có Đại Hồng Chung. Chiếc chuông này được đúc vào năm 1795. Thể hiện rõ nét sự công phu trong thời đầu của nghệ thuật đúc đồng.

Chùa Linh Quang nằm trên một ngọn đồi thoai thoải với khung cảnh trầm mặc thoáng đãng gần như tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, hiện còn lưu giữ 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban.

Đứng từ cổ lầu mặt tiền của tòa chánh điện, bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của đảo Phú Quý. Đâu đó xa xa là đồi núi thoai thoải, nương rẫy của người dân, bên kia là xóm làng trước biển cả mênh mông xa tít với những con thuyền vào ra nhộn nhịp.

Chùa Linh Quangkhông chỉ có quang cảnh đẹp mắt mà còn là nơi diễn ra các lễ hội lớn trên đảo. Mỗi năm nơi đây luôn cử hành các nghi thức trong ngày Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan hay Lễ Thanh Minh.

Bãi Doi Dừa

Phú Quý

Bãi Doi Dừa thuộc địa phận xã Ngũ Phụng, nằm ngay trung tâm huyện đảo Phú Quý. Tại đây, nước biển trong xanh êm dịu, cát trắng mịn.

Khung cảnh nơi đây có khí hậu ôn hòa quanh năm với những rạng san hô và thảm thực vật xanh tươi đẹp, có mũi doi ra biển với nhiều mỏm đá huyền nham hình thành, xưa kia được gọi với cái tên là Doi Ông Tỉnh. Bãi Doi Dừa nằm cạnh khu dân cư, nhà cửa đông vui, có triền cát thoai thoải và sóng biển nơi đây không to, lý tưởng để đắm mình trong làn nước mát.

Điểm độc đáo của Bãi Doi Dừa là bên ngoài có một dãy bờ kè che chắn được sơn nhiều gam màu đối lập với những làn sóng trắng bạc, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào sẽ hiện lên một màu sắc thật lạ lùng và đẹp mắt.

Đến Bãi Doi Dừa, ngoài việc ngắm cảnh biển hoang sơ, nghe tiếng chim hải âu, tiếng sóng biển vỗ về, tận hưởng gió biển thổi vào mát mẻ, ngắm hoàng hôn đỏ lựng buông dần trên mặt biển bao la; du khách còn tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí,… đó sẽ là khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời cho mọi người.

Hòn Trứng

Cách đảo lớn khoảng 5 hải lý về phía Tây Bắc, hòn Trứng với diện tích 3.600 m². Nơi đây là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền. Mùa gió Nam, thuyền có thể neo đậu ở phía Bắc, mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía Nam.

Hòn Trứng cách Đảo Phú Quý khoảng 1 tiếng đi thuyền, nơi cư ngụ của các loài Hải Âu. Vì vậy nhiều người ngư dân gọi là Hòn Trứng. Vì chim đẻ trứng rất nhiều

Bờ kè Ngũ Phụng

Bờ kè Ngũ Phụng được các tín đồ đam mê chụp ảnh gọi là Bờ kè ngũ sắc bởi sự đa dạng sắc màu từ lúc đón bình minh đến cảnh hoàng hôn vào mỗi buổi chiều nơi đây đều mang một bản sắc riêng hiếm nơi nào có được.

Bờ kè Ngũ Phụng ít đá, biển trong và đẹp. Vào mùa gió lớn thường có nhiều du khách nước ngoài chơi lướt ván dù. Ngồi ở bờ kè vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn buông trên biển là một trong những trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi đến đảo Phú Quý

Đẹp nhất là hoàng hôn ở Ngũ Phụng. Cứ mỗi chiều, dọc bờ kè thênh thang thoáng đãng, từng tốp người hòa với sự trong lành để nhìn ngắm hoàng hôn. Người ta hay bảo hoàng hôn của buổi chiều thường buồn man mác. Thế nhưng, ở Ngũ Phụng lại là điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất. Đẹp như tranh.

Cột cờ Phú Quý

Cột cờ Phú Quý khởi công vào tháng 6 năm 2015 hướng về biển Đông, được xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép, lá cờ được may từ vải chất lượng cao. Cũng chính vì thế mà khả năng chống chịu của nó trước gió biển cũng như thời tiết khắc nghiệt là cực kỳ tốt.

Cột cờ Phú Quý được đặt tại mỏm Đông trên đồi Chuối, nằm ngay bên dưới là biển Gành Hang thuộc thôn Triều Dương, Tam Thanh. Vị trí được coi như một biểu tượng tượng trưng cho sự ủy quyền của Tổ quốc tại khu vực biên cương biển đảo.

Với chiều cao 5.2m, phần đế thiết kế với 4 mặt đều nhau, sử dụng vật liệu vững chắc. Thân cột được trang trí bằng đá granite màu trắng xám, tạo nên vẻ đẹp nổi bật. Trên bề mặt cột, hai biểu tượng đặc trưng là cờ đỏ sao vàng, quốc huy, quốc hiệu và tọa độ địa lý của cột cờ Phú Quý được khắc trên đó.

Những hình ảnh, ký hiệu ấy không chỉ là biểu tượng khẳng định chủ quyền Việt Nam trên đảo. Mà nó còn thể hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương, đất nước của con người Việt Nam. Cũng như trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển và đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Khi bạn đến check-in tại đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và tán thưởng về vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Đó là một vẻ đẹp tượng trưng cho sự tự hào, sự trang nghiêm cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên, tạo nên những gam màu đặc biệt. Thế nên, một khi đã đến đảo Phú Quý mà không chụp ảnh check-in thì thật sự đáng tiếc


PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y OMCBusan

Fanpage: Phòng Khám Đông Y OMC

Youtube: Phòng Khám Đông Y OMC

Tiktok: Phòng Khám Đông Y OMC